KĨ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO TRẺ KHI Ở NHÀ

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/2024

Cuốn sách tham khảo TN 336 – kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ ở nhà

Tác giả Ngô Thị Thúy Hồng- NXB: Mỹ thuật

 

Kính thưa các thầy cô giáo!

          Các bạn thân mến!

Hôm nay là buổi giới thiệu sách của tháng 9 năm học  2023-2024.  Em xin giới thiệu tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh toàn trường cuốn sách tham khảo 919 được mang tên “kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ ở nhà” của nhà xuất bản mĩ thuật  tác giả ngô Thị Thúy Hồng.  Sách dày 20 trang được in trên khổ giấy 25 x 19cm.

 Vâng cuốn sách này có nội dung vô cùng phong phú, hay, đa dạng cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết cho trẻ khi gặp các tình huống tai nạn nguy hiểm xảy ra.  Đây là một trong số những kỹ năng sống phải hiểu và biết cách đối phó xử lý những nguy hiểm rình rập bất kỳ lúc nào, khi không có người lớn bên cạnh.  Không phải lúc nào bố mẹ cũng luôn ở bên cạnh chính vì thế các em phải có những kỹ năng tự xử lý tình huống để bảo vệ bản thân tốt hơn.

 Thưa các thầy cô và các bạn!

 Cuốn sách “kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ ở nhà”  đưa ra tám tình huống hay xảy ra đối với trẻ.

  1. Sơ cứu bị chảy máu
  2.  Khi bị bỏng
  3. Khi bị chó cắn
  4.  Khi bị điện giật
  5.  Khi bị vật rơi vào mắt
  6.  Khi bị chảy máu mũi
  7. An toàn khi nấu bếp than
  8. An toàn khi nấu bếp ga

Vâng 8 tình huống trên rất dễ xảy ra đối với trẻ.  Ở đây các em bạn nào gặp phải 1 trong 8 tình huống đó chưa ạ!

  Vậy các em đã có kỹ năng ứng phó và xử lý đúng cách chưa.  Hôm nay cô sẽ giới thiệu một số cách đối phó tình huống xảy ra một cách an toàn nhất.

          Ở trang 2 cuốn sách còn nói về xử lý tình huống khi em bị chảy máu trước tiên ta phải sát khuấn vết thương bằng nước muối hoặc xà phòng tắm, thấm khô vết thương sau đó cầm máu bằng gạt y tế hoặc dùng tay để trực tiếp lên vết thương (lưu ý tay phải sạch và cuối cùng vết thương lấy miếng gạc hoặc vải sạch băng bó nhanh sau khi đã sát trùng thì nó sẽ giảm chảy( lưu ý chúng ta không nên băng quá chặt).  Khi ta bị bỏng,  bỏng là một tai nạn rất dễ gặp chỉ cần một sơ suất nhỏ có rất nhiều nguyên nhân gây nên bỏng  như bỏng do lửa, hơi nóng, hóa chất, …. tùy từng tác hại gây bỏng mà ta có cách sơ cứu xử lý vết bỏng khác nhau,  để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe với tình trạng bỏng nước sôi hoặc lửa ta cần ngâm vùng da bị bỏng và nguồn nước nguội và sạch tránh tình trạng  xưng  bỏng.  Nếu bỏng do hóa chất cần rửa bằng nước mát.  Lưu ý lúc đó không được bôi bất kỳ thứ gì vào chỗ bỏng có thể gây phản ứng hóa học nặng hơn,  sau đó phủ bang gạc lên vết bỏng và đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.  

Với tình huống chó cắn.  Thứ nhất phải làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy loại bỏ mầm bệnh dùng bông và nước để rửa vết thương bằng cồn hoặc nước oxy già. Sau đó cầm máuđặt thêm gạc  lên vết thương ba miếng gạc y tế  nếu vẫn chảy máu đặt thêm gạc  lên nếu vết thương nặng cần đưa đến bệnh viện cơ sở y tế để được cấp cứu tiêm huyết thanh và vắcxin phòng dại kịp thời.

  Với tình huống bị điện giật trước tiên phải ngắt nguồn điện hoặc rút phích cắm sau đó đặt nạn nhân nơi thoáng mát và liên tục kiểm tra quan sát tim và hô hấp,  nếu nạn nhân ngưng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ cho đến khi nạn nhân tự thở được mới dừng lại.

  Với tình huống thứ năm khi bị vật rơi vào mắt thường thì khi bị vật rơi vào mắt chúng ta có phản xạ dụi mắt liên tục tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm,  có thể dẫn đến tổn thương vùng mắt lúc đó chúng ta cần chớp mắt thật nhanh  để loại bỏ vật ra khỏi mắt và nó theo nước mắt sẽ chạy ra ngoài là tốt nhất hoặc sử dụng một cốc nước đầy nhúng mắt vào và chớp khiến dị vật nhỏ trôi ra ngoài.

 Đối với tình huống chảy máu mũi nếu gặp trường hợp này các em đừng hoảng sợ dùng tay bóp cả hai mũi lại với nhau bằng ngón cái và ngón trỏ trong 10 phút mũi sẽ  ngừng chảy trong từ hai đến ba tiếng, ngừng hoạt động,  vận động.

 Với tình huống nấu bếp than vào mùa đông ta không nên mang bếp than vào trong nhà làm bếp sưởi,  không để biết than vào trong nhà đun và đóng kín cửa.

 An toàn khi nấu bếp ga sử dụng bếp ga để nấu ăn không được đóng kín cửa phòng trường hợp chăng may ống dẫn ga bị rò hoặc van đóng ga chưa được khóa kĩ khiến khí gal an ra ngoài, nếu cửa phòng đóng kín mít sẽ dẫn đến ngạt khí.


1. Kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ ở nhà/ Biên soạn: Ngô Thị Thúy Hồng.- Hà Nội: Mỹ thuật, 2018.- 19tr.: tranh màu; 27cm.- (Dành cho học sinh cấp I, II, III từ 6-18 tuổi)
     ISBN: 9786047886135
     Tóm tắt: Cung cấp một số kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ khi ở nhà như: sơ cứu khi bị chảy máu, bị bỏng, bị chó cắn, bị điện giật....
     Chỉ số phân loại: 613.69 NTTH.KN 2018
     Số ĐKCB: GK.001731, TN.00336,

          Trên đây là một số các tình huống mà chúng ta thường gặp cô mời tất cả các em tìm đọc cuốn sách này để hiểu them những kỹ năng ứng phó để bảo vệ bản than mình một cách tốt hơn. Cuốn sách này hiện đang có trên thư viện nhà trường và đã đưa về các lớp mong các em tìm đọc để có những kiến thức bổ ích cho mình.

Cuối cùng xin kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, các bạn chăm ngoan học giỏi. Hẹn gặp lại thầy cô và các bạn buổi giới thiệu lần sau.

                                                                         Viên An, ngày 10 tháng 9 năm 2023

                                                                                                   Người viết

 

 

                                                                                                Đặng Thúy Hà